VĂN HÓA ẨM THỰC HÀN QUỐC (Bài 2)

Giống như ở Việt Nam vào lễ tết có bánh Trưng, bánh Dày, bánh Trôi, bánh Trung Thu,...Ở Hàn Quốc cũng vậy vào những dịp đặc biệt, lễ tết thì cũng sẽ có những món ăn đặc biệt.

Xem nhanh

Các món ăn vào những dịp đặc biệt

Canh rong biển – Không quá xa lạ khi nhắc tới canh rong biển, không chỉ hay xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày mà nó còn có một ý nghĩa đặc biệt về món ăn này. Canh Rong biển - chứa nhiều vitamin và khoáng chất cao đặc biệt là iot rất tốt cho người phụ nữ mới sinh phục hồi sức khỏe nhanh chóng, ngoài ra rong biển còn lợi sữa, hạn chế dụng tóc và khử độc máu cho phụ nữ khi trong thời gian ở cữ. Hơn nữa Người Hàn Quốc coi kim chi là một món ăn mang lại sự may mắn và bình ăn. Chính vì thế thường thì Người Hàn ai cũng sẽ ăn vào dịp sinh nhật mình. Để nhớ đến công sinh thành của mẹ, và cũng với mong muốn tuổi mới sức khỏe và hạnh phúc – Ăn canh rong biển vào ngày sinh nhật được coi là một nét văn hóa truyền thống và biểu hiện đạo hiếu của Người Hàn qua bao đời nay..

Canh rong biển thường được nấu với các nguyên liệu nhiều chất dinh dưỡng như thịt bò, tôm, thịt, đậu phụ,...

Bánh Tteok- là món ăn không thể thiếu trong dịp lễ tết ở Hàn Quốc. Bánh Tteok có sự đa dạng về màu sắc và hương vị, mỗi loại màu có một ý nghĩa riêng. Với nguyên liệu chính là gạo hoặc gạo nếp. Có nhiều loại bánh và hương vị khác nhau nhưng chủ yếu bánh tteok thường ngọt và dai. Ở trong các nghi lễ, loại bánh này thể hiện sự tưởng nhớ, biết ơn thần kinh. Năm mới, các loại bánh tteok này mang ý nghĩa ngăn chặn đen đủi trong năm mới, cầu cho những điều may mắn, bình an sẽ tới. Trong ngày trung thu, bánh có ý nghĩa chuyện xấu và tốt luôn song hành.

Nói chung, các loại bánh lại có ý nghĩa khác nhau. Hầu hết chúng đều là để cầu cho may mắn. Những điều đen đủi sẽ lùi xa. Phải tìm hiểu kỹ từng loại bánh thì bạn mới thấy hết được cái tinh túy của nó. Các gia đình Hàn Quốc gửi gắm rất nhiều tâm tư, ước nguyên vào các loại bánh gạo Hàn Quốc này. Đây chính là một giá trị tinh thần mà họ gìn giữ.

Ẩm thực theo mùa

Giống như Việt Nam thường có mù nào thức ấy thì Hàn Quốc cũng vậy. Một nét đặc trưng khi nhắc đến ẩm thực Hàn Quốc là ẩm thực theo mùa - Mùa xuân tại Hàn Quốc kéo dài từ khoảng tháng 3 đến hết tháng 5. Vào thời gian này nhiệt độ trung bình dao động 5~17 độ C, thời tiết khá mát mẻ, dễ chịu. Đây cũng là thời điểm nguồn hải sản, rau củ, trái cây,… ở Hàn Quốc rất phong phú và đa dạng. Mùa Xuân thường ăn các món như bạch tuộc con, canh rau củ quả, cơm trộn, dâu tây....

Mùa hè ở Hàn Quốc kéo dài từ tháng 6 đến hết tháng 8. Thời tiết vào mùa này khá nóng nực và oi bức, có khi lên đến 39-40 độ C. Vì thế, người Hàn Quốc chú trọng đến những món ăn thanh mát giúp thanh nhiệt cơ thể cũng như bồi bổ sức khỏe dưới tiết trời mùa hè. Các món ăn đặc trưng của mùa hè là mì lạnh, gà hầm sâm, đá bào kem tuyết,...những món ăn giải nhiệt mùa hè nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng.

Mùa thu ở Hàn Quốc kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11. Mùa thu có khí hậu mát mẻ và dễ chịu nhất trong năm. Nhiệt độ trung bình dao động từ 11 đến 19 độ C. Do đó những món ăn vào mùa này cũng không phụ thuộc quá nhiều vào các nguyên tắc để cân bằng nhiệt độ trong cơ thể. Như các món songpyon(송편), cá mòi, nấm thông, cháo bí ngô, hạt dẻ nướng, quả hồng, quả lê,...

Mùa đông Hàn Quốc kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2. Thời tiết mùa đông vô cùng lạnh và khô với nhiệt độ trung bình dao động từ -8 đến 0 độ C. Thậm chí là có tuyết rơi. Vào mùa đông, người Hàn và cả du khách đều yêu thích những thức ăn nóng và cay để làm ấm cơ thể. Vì thế đây là cơ hội cho ẩm thực đường phố lên ngôi. Dưới tiết trời mùa đông giá lạnh, dạo quanh những con phố ẩm thực Hàn Quốc nghi ngút khói và tràn ngập mùi thơm cũng đủ khiến bạn không khỏi kiềm lòng. Các món canh nóng rất phù hợp với mùa đông giá lạnh này, như canh kim chi, canh tương,canh đuôi bò,canh đậu phụ non, thịt nướng, lòng nướng,...Những món ăn mùa Đông khá đặc sắc và hấp dẫn mọi người.

Cách bày trí món ăn Trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc, việc bày trí món ăn trên bàn cũng rất được chú trọng. Việc sắp xếp món ăn dựa vào quy ước bữa cơm nên có 3, 5, 7, 9 món ăn. Món canh sẽ đặt bên phải chén cơm, sau đó các món phụ được đặt theo hàng phía trên- trên một mâm cơm của người Hàn có khá nhiều món ăn phụ, nên thường tạo nên sự đa dạng về màu sắc và hấp dẫn. Phía bên phải mâm cơm đặt những món nóng và thịt, bên trái đặt món lạnh và rau, ở giữa đặt các loại nước sốt. Dụng cụ ăn uống bao gồm đũa và thìa, đặt bên phải chén cơm.

Quy tắc ăn uống Do sự ảnh hưởng của đạo Khổng mà ít nhiều quy tắc ăn uống trong bàn ăn của người Hàn khá cầu kỳ và kiểu cách. Trong bữa cơm, người lớn tuổi nhất trong bữa ăn phải nhấc đũa ăn trước thì mọi thành viên khác mới được bắt đầu ăn. Trước khi ăn phải nói cảm ơn, không được gây tiếng động khi ăn, nhai thức ăn chậm rãi, và không làm rơi vãi đồ ăn ra ngoài bàn. Đặc biệt, đũa Hàn Quốc thường dẹp, nếu không sử dụng thạo sẽ khó gắp, do đó, cần phải khéo léo mới dùng được.

Du học Quốc tế Trần Quang hy vọng rằng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về văn hóa Ẩm thực Hàn Quốc nói riêng và văn hóa Hàn Quốc nói chung. Qua bài viết các bạn có thể biết thêm các đặc điểm ẩm thực của Hàn để cho mình một hành trang khi đi du lịch, du học hay là biết hơn về đất nước của các idol K-pop.Hãy cùng theo dõi thêm nhé.

Đăng ký nhận tư vấn
Bạn vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay
Gửi đến Trần Quang

Tags

08.5590.1986