Du học Hàn Quốc vì tương lai phát triển

Ngày nay người ta biết đến Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á, một cường quốc công nghệ hay một xã hội đã đạt đến tầm cao văn minh. Nhưng để có được sự phát triển như hiện nay, Hàn Quốc đã phải qua quá trình vô cùng gian khổ. Cũng chiến tranh, đói nghèo vậy tại sao lại có sự thay đổi nhanh đến vậy? Chúng ta khi tìm hiểu để du học Hàn Quốc thì chắc chắn sẽ thấy được nguồn năng lượng mạnh mẽ từ đất nước này.
Xem nhanh
Sau chiến tranh Triều Tiên 1950-1943, Hàn Quốc là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Họ vẫn là một nước nông nghiệp, thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đói kém do điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt. Vì vậy chính phủ Hàn Quốc đã cho sản xuất mì gói để giúp người dân thoát đói. Những năm 1960 ở Hàn Quốc với nạn lạm phát gia tăng, giá gạo đội lên 60% còn dầu tăng 23% chỉ trong vòng bốn tháng, từ tháng 12 năm 1960 đến tháng 4 năm 1961, số người thất nghiệp lên đến khoảng hai triệu và tỷ lệ tội phạm tăng gấp đôi. Trước tình hình này, tổng thống lúc bấy giờ của Hàn Quốc, ông Park Chung Hee đã đưa ra một loạt các chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.
 
Năm 1961, tổng thống Park Chung Hee đã từng nói với hàng nghìn sinh viên tại Đại học Seoul rằng: “Toàn dân Hàn Quốc phải thắt lưng buộc bụng trong vòng 5 năm, phải cắn rang vào mà làm việc nếu muốn được sống còn. Làm cách nào trong vòng 10 năm, chúng ta tạo được nển kinh tế đứng đầu ở Đông Á, và sau 20 năm, chúng ta sẽ trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới. Chúng ta sẽ bắt thế giới phải ngưỡng mộ chúng ta. Hôm nay, có thể một số đồng bào bất đồng ý kiến với tôi. Nhưng xin đồng bào ấy hiểu cho rằng tổ quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi không muốn mị dân. Tôi sẽ cương quyết ban hành một chính sách khắc khổ. Tôi sẽ đem bắt bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ một đồng. Tôi sẵn lòng chết vì lý tưởng đã đề ra”.
 
Và Hàn Quốc của ngày nay
Trong lĩnh vực kinh tế, Hàn Quốc hiện đang là nền kinh tế lớn thứ ba Châu Á và thứ 13 trên thế giới. Ngoài ra, đất nước này đứng thứ 6 thế giới về dự trữ ngoại hối, và đứng thứ hai về ngành công nghiệp đóng tàu với hai nhà sản xuất bán dẫn hàng đầu là Samsung Electronics và Hynix chiếm gần 50% thị trường toàn cầu. 
 
Về lĩnh vực văn hóa  - xã hội, Hàn Quốc là một trong top 10 nước xuất khẩu văn hóa hàng đầu thế giới. Các bộ phim truyền hình và nền âm nhạc Hàn Quốc đã gặt hái được nhiều thành công khi được đón nhận nồng nhiệt tại nhiều quốc gia. Các ca sĩ, diễn viên, nhóm nhạc Hàn Quốc không chỉ là thần tượng của giới trẻ Việt Nam mà còn được yêu mến bởi giới trẻ toàn cầu. Ngoài ra, ẩm thực là một nét đẹp không thể không nhắc đến của Hàn Quốc. Những món ăn nổi tiếng như kimchi, kimbab, tteokbokki,...đã trở thành món ăn yêu thích của biết bao nhiều người dân trên toàn thế giới. Như vậy đủ thấy, văn hóa Hàn Quốc đã có bước phát triển xuyên biên giới.
 
Hàn Quốc xếp hạng trong những nước dẫn đầu về hệ thống giáo dục với chất lượng đào tạo tốt nhất ở tầm quy mô thế giới. Theo số liệu thống kê chính thức, năm 2010 Hàn Quốc có 3,2 triệu sinh viên đại học và 316 ngàn sinh viên sau đại học. Các đại học Hàn Quốc đã bắt đầu có được uy tín trên trường quốc tế. Đại học Quốc gia Seoul được xem là một trong những đại học hàng đầu của Á châu (đứng hạng 13) và trên thế giới (hạng 124, theo bảng xếp hạng của THES). Nhiều đại học khác như Hankuk, Chungnam, Chonbuk, Chonnam, Pusan, Sogang, Inha, v.v. cũng đã trở thành những trường đại học danh giá trên thế giới, thu hút nhiều sinh viên ngoại quốc đến theo học.

Truyền thông Hàn Quốc là một trong những ngành phát triển nhất và đóng vai trò rất lớn cho sự phát triển kinh tế quốc gia. Hiện nay Hàn Quốc có 399 tờ báo in, 301 kênh truyền thông, 68 kênh truyền hình, 233 kênh phát thanh, 34 bản tin thời sự truyền hình, 13 kênh phát thanh, 6 kênh truyền hình tổng hợp, trong đó có 2 kênh thời sự phát 24 giờ, 2.604 tờ báo mạng điện tử đang hoạt động. Hẳn không ai trong chúng ta còn xa lạ với những đài truyền hình lớn của Hàn Quốc như KBS, MBC, SBS, EBS,…

Tags

08.5590.1986