Bạn biết gì về thuế dành cho du học sinh Nhật Bản

Để xin giấy phép làm thêm, cần nộp “Đơn xin thực hiện các hoạt động ngoài tư cách lưu trú” cùng với thẻ cư trú lên Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh hoặc các chi cục của cơ quan này.
1. Quy định làm thêm dành cho du học sinh
Xem nhanh
Du học sinh được phép làm thêm 28 tiếng mỗi tuần (trong các khoảng thời gian trường học nghỉ dài thì được làm tới 40 tiếng). Nếu làm việc hết ngưỡng thời gian cho phép thì tổng số giờ được phép làm thêm mỗi tháng là khoảng 120 tiếng. Nhân số giờ này với mức lương tối thiểu theo quy định của luật pháp Nhật Bản (mức lương này khác nhau tùy theo mỗi tỉnh), sẽ ra mức lương làm thêm trong một tháng.
Ví dụ, đối với tỉnh Aichi, mức lương tối thiểu hiện đang là 926 yên, nên 120 giờ làm việc sẽ tương đương với mức lương

Trong trường hợp được trả chi phí đi lại, cộng thêm chi phí đi lại vào lương, ta sẽ có mức tổng tiền lương.
  • Trường hợp thời gian làm việc cố định trên 20 tiếng mỗi tuần hay tiền lương tháng vượt qua mức quy định thì phải tham gia đóng bảo hiểm lương hưu (nenkin), bảo hiểm y tế… Các khoản phí bảo hiểm này (gọi chung là bảo hiểm xã hội, do công ty và người lao động cùng đóng), sẽ được khấu trừ từ tiền lương.
Khoản tiền sau khi đã khấu trừ phí bảo hiểm xã hội sẽ phải chịu thuế thu nhập. Tỷ lệ tính thuế thu nhập sẽ phụ thuộc vào số năm đã sinh sống tại Nhật Bản và tuỳ thuộc vào tổng số tiền lương.
2. Quy định đóng thuế đối với du học sinh làm thêm tại Nhật Bản
  • Trước hết, những người chưa sống đủ 1 năm tại Nhật Bản sẽ được coi là “người không cư trú”. “Người không cư trú” sẽ bị khấu trừ mức thuế thu nhập 20,42% (bao gồm cả thuế thu nhập đặc biệt phục vụ tái thiết).
  • Tiếp theo, những người đã sinh sống tại Nhật Bản từ 1 năm trở lên sẽ được coi là “người cư trú”, và mức thuế áp dụng sẽ tuỳ thuộc vào mức tổng số tiền lương. Mức tổng tiền lương càng cao thì tỷ lệ thuế thu nhập cũng sẽ tăng theo. Du học sinh làm việc trong ngưỡng thời gian mà pháp luật quy định sẽ phải trả mức thuế khoảng vài nghìn yên.
  • Với cách tính này, mức lương mà hơn nửa số du học sinh nước ngoài nhận được hàng tháng sau khi đóng thuế dành cho du học sinh sẽ chưa tới 100.000 yên. Nếu bạn dự định vay một khoản tiền quá lớn để sang Nhật du học, rồi vừa đi học vừa làm việc để trả nợ hoặc để dành tiền (để gửi về nhà). Thì bạn sẽ phải làm thêm với thời gian quá dài, vượt quá thời gian quy định theo pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, và việc học hành cũng sẽ không có hiệu quả. Làm như vậy, bạn sẽ khó mà xin gia hạn được tư cách lưu trú và  ngày càng có nhiều trường hợp phải về nước sớm hơn dự định.
3. Tips nhỏ dành cho các bạn sắp du học Nhật Bản
  • Khi đi du học, hãy tập trung cho việc học, sau này khi đi làm chính thức hãy nghĩ đến việc để dành tiền.
  • Cố gắng làm sao để chỉ phải vay số tiền tối thiểu khi đi du học.
  • Để làm được các điều trên, hãy tham khảo các câu chuyện, kinh nghiệm từ các bạn đi trước…
  • Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Nhật Bản hiện nay đang xử lý rất nghiêm các trường hợp du học sinh vi phạm pháp luật, làm việc quá thời gian quy định.
Lưu ý: Một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan… có ký hiệp ước song phương với Nhật Bản về việc không thu thuế thu nhập đối với du học sinh (hiệp ước về thuế), nhưng giữa Việt Nam và Nhật Bản chưa có hiệp ước tương tự. Đó là lý do các bạn cần tìm hiểu kỹ về thuế dành cho du học sinh (làm thêm) tại Nhật Bản.

Tags

08.5590.1986