Người Việt Nam Gõ Cửa Cuộc Sống Busan Bài 2 (tiếp)
-
Thời tiết: Hàn Quốc là nơi có khí hậu ôn đới, một năm được chia là 4 mùa rõ rệt, Xuân, Hạ, Thu và mùa Đông
Thời tiết: Hàn Quốc là nơi có khí hậu ôn đới, một năm được chia là 4 mùa rõ rệt, Xuân, Hạ, Thu và mùa Đông
Xem nhanh
.
Mùa Xuân:
- Bắt đầu từ tháng 3 cho đến tháng 5. Buổi sáng và buổi tối thường lạnh, nhưng ban ngày thời tiết khá ấm áp. Là thời gian hoa nở rất đẹp. Tháng 3 vẫn cần phải mặc áo ấm, tuy vậy sang tháng 4 có thể mặc những bộ quần áo mỏng hơn, tháng 5 bắt đầu có những ngày nắng nóng như mùa hè.
Mùa Hạ:
- Bắt đầu từ tháng 6 cho đến tháng 8. Thời tiết nóng nhất vào mùa hạ có nhiệt độ từ 25oC đến 35oC. Từ cuối tháng 6 cho đến cuối tháng 7 là mùa mưa (trong tiếng Hàn gọi là Jangma). Tuy là mùa mưa, nhưng không phải ngày nào cũng mưa, từ tháng 8 tới tháng 9 có mưa nhiều và gió mạnh, đây cũng là thời điểm bão và áp thấp.
Mùa Thu:
- Từ tháng 9 cho đến tháng 11. Thời tiết trở nên lạnh dần và nhiệt độ từ 10 - 25oC. Vào tháng 11 có nhiều ngày lạnh như mùa đông. Nên chuẩn bị quần áo ấm và lò sưởi từ những ngày này. Mùa thu là mùa của những cây phong là đỏ rất đẹp.
Mùa Đông:
- Từ tháng 12 cho đến hết tháng 2 năm sau. Thời tiết trở nên rất lạnh, nhiệt độ âm 10oC đến âm 20oC. Thời tiết mùa đông khá đặc biệt, cứ 3 ngày lạnh thì 4 ngày thời tiết lại ấm dần lên một chút. Có nhiều ngày tuyết rơi và gió lạnh. Với thời tiết này, không thể thiếu áo ấm và hệ thống lò sưởi. Từ cuối tháng 2 trở đi thời tiết bớt khắc nghiệt và trời sẽ trở lên ấm dần hơn.
5. Ngày Nghỉ – Ngày Lễ:
l Ngày Lễ:
Ở Hàn Quốc tùy theo các ngày lễ tết và mùa vụ, người dân có những hoạt động kỷ niệm (phong tục truyền thống) riêng. Người Hàn sử dụng cả lịch dương và lịch âm. Các hoạt động kỷ niệm, phong tục lễ tết chủ yếu được tính theo lịch âm.
– Ngày tết âm lịch: ngày 1 tháng 1 năm âm lịch.
+ Ý nghĩa: Ngày bắt đầu cho một năm mới.
+ Món ăn: Canh bánh gạo, màn thầu.
+ Những việc phải làm: mặc áo mới, áo truyền thống (cầu phúc), cúi lậy (bậc cha mẹ, người lớn), và đi viếng mộ (thăm mộ tổ tiên) và chơi trò Yut.
– Trung Thu: ngày 15 tháng 8 năm âm lịch.
+ ý nghĩa: là ngày cảm ơn mùa vụ nông nghiệp.
+ Món ăn: Các loại ngũ cốc (loại ngũ cốc này mới được thu hoạch vào mùa thu) bánh trung thu Songpyun.
+ Những việc phải làm: Cúng tổ tiên, viếng mộ, ngắm trăng, chơi trò Ganggangsulae (là một trò chơi truyền thống của người Hàn Quốc).
+ Ý nghĩa: Ngày bắt đầu cho một năm mới.
+ Món ăn: Canh bánh gạo, màn thầu.
+ Những việc phải làm: mặc áo mới, áo truyền thống (cầu phúc), cúi lậy (bậc cha mẹ, người lớn), và đi viếng mộ (thăm mộ tổ tiên) và chơi trò Yut.
– Trung Thu: ngày 15 tháng 8 năm âm lịch.
+ ý nghĩa: là ngày cảm ơn mùa vụ nông nghiệp.
+ Món ăn: Các loại ngũ cốc (loại ngũ cốc này mới được thu hoạch vào mùa thu) bánh trung thu Songpyun.
+ Những việc phải làm: Cúng tổ tiên, viếng mộ, ngắm trăng, chơi trò Ganggangsulae (là một trò chơi truyền thống của người Hàn Quốc).
l Ngày nghỉ:
– Ngày Độc lập: Ngày mùng 01 tháng 03 dương lịch: Là ngày kỷ niệm phong trào đấu tranh đòi quyền độc lập dưới thời Nhật chiếm đóng, bắt đầu từ ngày 01 tháng 03 năm 1919 và được lan rộng ra khắp cả nước.
– Ngày Phật đản: ngày mùng 8 tháng 04 âm lịch: là ngày đức phật Thích Ca Mâu Ni được sinh ra.
– Ngày Tết thiếu nhi: Ngày 5 tháng 5 dương lịch: là ngày kỷ niệm dành cho thiếu nhi, được quyết định là ngày nghỉ nhằm giúp các em nhỏ có được niềm vui.
– Ngày Tưởng niệm: Ngày 6 tháng 6 dương lịch: ngày tưởng nhớ các chiến sĩ anh hùng đã hy sinh mạng sống của mình trong cuộc chiến tranh Hàn Quốc.
– Ngày Quốc khánh: ngày 15 tháng 8 dương lịch: kỷ niệm ngày 15 tháng 8 năm 1945 là ngày dành độc lập từ tay Nhật Bản.
– Ngày Lập quốc: ngày 03 tháng 10 dương lịch: mang ý nghĩa là ngày khai thiên lập địa, kỉ niệm ngày dân tộc Hàn được sáng lập và bắt đầu lập Quốc.
– Ngày Chữ Hàn Hankul: ngày 9 tháng 10: kỉ niệm ngày vua Sejong ban hành chữ Hankul (한글). Và vào ngày này hàng năm được khuyến khích phổ cập
– nghiên cứu chữ Hàn. Từ năm 2006 được quyết định nghỉ lễ vào ngày này.
– Ngày Lễ Giáng sinh: ngày 25 tháng 12 dương lịch: ngày chúa Giesu Chirist ra đời.
– Ngày Phật đản: ngày mùng 8 tháng 04 âm lịch: là ngày đức phật Thích Ca Mâu Ni được sinh ra.
– Ngày Tết thiếu nhi: Ngày 5 tháng 5 dương lịch: là ngày kỷ niệm dành cho thiếu nhi, được quyết định là ngày nghỉ nhằm giúp các em nhỏ có được niềm vui.
– Ngày Tưởng niệm: Ngày 6 tháng 6 dương lịch: ngày tưởng nhớ các chiến sĩ anh hùng đã hy sinh mạng sống của mình trong cuộc chiến tranh Hàn Quốc.
– Ngày Quốc khánh: ngày 15 tháng 8 dương lịch: kỷ niệm ngày 15 tháng 8 năm 1945 là ngày dành độc lập từ tay Nhật Bản.
– Ngày Lập quốc: ngày 03 tháng 10 dương lịch: mang ý nghĩa là ngày khai thiên lập địa, kỉ niệm ngày dân tộc Hàn được sáng lập và bắt đầu lập Quốc.
– Ngày Chữ Hàn Hankul: ngày 9 tháng 10: kỉ niệm ngày vua Sejong ban hành chữ Hankul (한글). Và vào ngày này hàng năm được khuyến khích phổ cập
– nghiên cứu chữ Hàn. Từ năm 2006 được quyết định nghỉ lễ vào ngày này.
– Ngày Lễ Giáng sinh: ngày 25 tháng 12 dương lịch: ngày chúa Giesu Chirist ra đời.
6. Văn Hóa Gia Đình – Ẩm Thực Cuộc Sống.
a) Văn Hóa Gia Đình:
– Quan hệ Gia đình:
+ Các thành viên trong gia đình luôn phải quan tâm hòa hợp lẫn nhau, người này vì sự hạnh phúc của người kia.
+ Người Hàn rất coi trọng thứ tự trên dưới trong gia đình, đặc biệt coi trọng các quy định, luật lệ trong gia đình.
+ Quan hệ Cha Mẹ – Con cái là một mối quan hệ đặc biệt. Những ông Bố bà Mẹ Hàn Quốc đặc biệt yêu thương con cái của họ.
+ Nhấn mạnh sự “hiếu thảo” đối với Cha Mẹ. Hiếu thảo có nghĩa là phải làm cho Bố Mẹ vui lòng, phải chăm sóc tận tình Bố Mẹ khi về già.
+ Người Hàn rất coi trọng thứ tự trên dưới trong gia đình, đặc biệt coi trọng các quy định, luật lệ trong gia đình.
+ Quan hệ Cha Mẹ – Con cái là một mối quan hệ đặc biệt. Những ông Bố bà Mẹ Hàn Quốc đặc biệt yêu thương con cái của họ.
+ Nhấn mạnh sự “hiếu thảo” đối với Cha Mẹ. Hiếu thảo có nghĩa là phải làm cho Bố Mẹ vui lòng, phải chăm sóc tận tình Bố Mẹ khi về già.
– Mối quan hệ Vợ chồng:
+ Mối quan hệ giữa vợ chồng phải tốt đẹp, đồng thời cũng phải chú ý duy trì tốt vai trò của người Cha Mẹ, hay của con cái trong gia đình.
+ Việc trong nhà và nuôi dạy con cái vốn được cho là việc của phụ nữ, tuy nhiên gần đây có xu hướng xuất hiện yêu cầu người đàn ông cũng phải tham gia vào việc nội trợ, chăm sóc con cái.
+ Đàn ông Hàn không giỏi trong việc thể hiện tình cảm của mình đối với người vợ của mình, đặc biệt họ tuyệt đối không khen hay thể hiện tình cảm với vợ trước mặt cha mẹ và người thân.
+ Việc trong nhà và nuôi dạy con cái vốn được cho là việc của phụ nữ, tuy nhiên gần đây có xu hướng xuất hiện yêu cầu người đàn ông cũng phải tham gia vào việc nội trợ, chăm sóc con cái.
+ Đàn ông Hàn không giỏi trong việc thể hiện tình cảm của mình đối với người vợ của mình, đặc biệt họ tuyệt đối không khen hay thể hiện tình cảm với vợ trước mặt cha mẹ và người thân.
– Thích ứng với cuộc sống gia đình:
Đối với người nước ngoài khi kết hôn với người Hàn Quốc, để có được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, quan trọng nhất là phải nỗ lực khắc phục sự khác biệt về văn hóa. Có thể đưa ra một số cách như sau: . Nỗ lực cùng tìm hiểu văn hóa của nhau . Hỏi vợ/chồng hoặc bố mẹ vợ/chồng về các phong tục truyền thống. Tôn trọng văn hóa gia đình và trước mắt nên làm theo . Giải quyết những khó khăn trong cuộc sống thông qua việc đối thoại, chia sẻ, tâm sự . Không nên chỉ nỗ lực giải quyết một mình, hãy dựa vào sự giúp đỡ của những người xung quang.
– Lời nói tôn trọng và lời nói bình thường:
Tiếng Hàn có những cách biểu hiện khác nhau dựa theo mối quan hệ về tuổi tác. Để đề cao đối phương, người ta thường sử dụng kính ngữ. Ngôn ngữ thông thường là ngôn ngữ không phải nhằm đề cao hoặc hạ thấp đối phương. Đối với người lớn tuổi hơn, người có vị trí cao hơn, hoặc trong trường hợp mang tính chất nghi thức phải sử dụng kính ngữ. Ngược lại đối với bạn bè hoặc người có địa vị thấp hơn hay với trẻ nhỏ có thể sử dụng đối thoại thông thường.
b) Văn Hóa Ẩm Thực:
Người Hàn Quốc rất thích tụ tập ăn uống, cùng nhau chia sẻ giây phút vui vẻ trong bữa ăn. Khi mời khách người Hàn Quốc sẽ thiết đãi khách bằng những món ăn ngon hơn ngày thường. Đồ ăn Hàn Quốc thường bao gồm: Cơm, canh, đồ ăn phụ. Các món hầm, súp có thể thay thế canh, còn đồ ăn phụ gồm có: rau, đồ hầm, đồ rán, đồ luộc, đồ hấp,… Món ăn phụ tiêu biểu của Hàn Quốc chính là Kimchi. Người ta thường thay thế cơm bằng các loại mì: bánh đa, mì lạnh, bánh gạo, Se-ju-bi (một loại đồ ăn làm từ bột mì), các món ăn truyển thống nổi tiếng Hàn Quốc như: Gà hầm sâm (삼계탕), Thịt nướng (불고기), Sườn nướng(갈비), Kimchi (김치), Mỳ lạnh (녕면), Lòng lợn (순대),… và nhiều món ăn khác,…
Vậy trên đây là những điều bạn nên biết về Busan, bạn nên tham khảo trước khi có địp đăt chân đến đất nước này đi du lịch hay du học Hàn Quốc, khởi bỡ ngỡ về đại danh cũng như các nền văn hóa của Hàn Quốc.
Tin liên quan
Danh sách chuyên mục