Những Khó Khăn Khi Đi Du Học Hàn Quốc Thường Gặp Phải

Các bạn học sinh khi chuẩn bị đi du học được rất nhiều người, nhiều nguồn tin vẽ ra viễn cảnh du học Hàn Quốc ”nhẹ tựa lông hồng”, rất sung sướng và kiếm được nhiều tiền để gửi về cho gia đình. Phần nào trong những nhận định đó là đúng tùy với cách nhìn nhận cũng mỗi người. Tuy nhiên, cuộc sống thì không thể tránh khỏi những lúc khó khăn, những khi mọi chuyện không suôn sẻ. Và dưới đây là những khó khăn của các bạn du học sinh mà chắc chắn ai đó đã và đang đi du học đều thấy bóng dáng mình trong đó.
Xem nhanh
Khó khăn thứ 1: Rào cản ngôn ngữ
  • Không chỉ khi đi du học mà đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì ngoài lãnh thổ Việt Nam đều phải yêu cầu bạn phải biết ngoại ngữ để giao tiếp và làm việc. Tiếng Hàn lại không phải ngôn ngữ được giảng dạy ở trường học nên việc được làm quen và tiếp xúc với ngôn ngữ tượng hình này là khá khó khăn với đa số các bạn trẻ Việt. Tuy nhiên, trong các ngôn ngữ tượng hình thì tiếng Hàn lại là ngôn ngữ dễ học nhất. Chỉ là các bạn chưa có thời gian tiếp xúc nhiều dẫn đến việc chưa quen cách viết, cách phát âm mà thôi.
  • Trong 3 – 6 tháng đầu mới học tiếng Hàn sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khả năng nghe – nói thường rất kém. Dẫn đến sự hạn chế trong giao tiếp với người bản xứ cũng như quá trình học bị ỳ trệ hơn so với học sinh trong nước. Nhưng chăm chỉ thì năng lực tiếng sẽ lên rất nhanh. Khi đã đạt TOPIK cấp 3 trở lên là bạn hoàn toàn có thể đăng ký học chuyên ngành ở 1 trường đại học Hàn Quốc rồi.
Khó khăn thứ 2: Học chung với sinh viên bản xứ
  • Khi đi du học là các bạn phải xác định rằng trong lớp số sinh viên quốc tế sẽ ít hơn nhiều so với sinh viên bản xứ. Giảng viên cũng đa phần là người Hàn nên tốc độ giảng bài khá nhanh. Với du học sinh quốc tế dù có TOPIK cao đến đâu nếu không có môi trường để tiếp xúc hàng ngày thì phản xạ cũng như khả năng tiếp thu bài  không thể bằng với sinh viên bản xứ được.
  • Để cải thiện việc này, bạn cần phải trang bị tốt tiếng Hàn trước khi đi du học. Tối thiểu phải có TOPIK 3 trở lên mới đảm bảo việc tiếp thu bài trên lớp của bạn đạt hiệu quả được.
Khó khăn thứ 3: Cô đơn và nhớ gia đình
  • Các bạn thường đi du học khi còn khá trẻ. Vào những năm đầu 20 của cuộc đời đã phải lựa chọn xa gia đình để xây dựng 1 tương lai tốt đẹp hơn quả thực không dễ dàng. Những ai đi du học sẽ phải thường xuyên đối mặt với những việc, như: bất đồng ngôn ngữ, về văn hóa, về con người nơi đây. Những lúc như thế, bạn sẽ cảm thấy cô đơn, thấy nhớ nhà khủng khiếp.
  • Nhưng không phải cứ buồn, cứ cô đơn là có thể trở về nhà, lao vào vòng tay bố mẹ ngay. Mà sau lưng bạn còn bao nhiêu thứ phải lo: lo việc học ở trường, lo công việc ở quán làm thêm, lo tiền nhà tháng này chưa trả… Những bạn học ở quê nhà, mỏi mệt thì quay lưng lại vẫn có gia đình, bạn bè, người thân. Nhưng với những du học sinh, mỏi mệt thế nào sau lưng cũng không có ai cả.
  • Những điều phải đương đầu đó, ai khi trưởng thành cũng đều sẽ đối mặt cả. Đừng quá lo nghĩ và mệt mỏi! Hãy coi những áp lực đó là động lực để mình cố gắng hơn, tự lập hơn. Đây là thử thách cũng là trải nghiệm mà một phần tuổi trẻ chúng ta nên có 1 lần trong đời. Chúng ta được trải nghiệm cuộc sống, con người, đất nước Hàn Quốc – 1 nơi cách rất xa Việt Nam nhưng vô cùng đẹp đẽ.
  • Để quên đi nỗi nhớ nhà, bạn hãy bắt tay vào những việc khác như đi làm part-time, tham gia vài hoạt động ngoại khóa, đi du lịch… Hãy cho mình cơ hội trải nghiệm và khám phá đất nước Hàn Quốc xinh đẹp. Bạn sẽ cảm thấy tâm trạng tốt hơn và đỡ cô đơn, nhớ nhà hơn rất nhiều.
Khó khăn thứ 4: Tài chính eo hẹp
  • Đa số các bạn đi du học Hàn Quốc đều đi du học tự túc. Cũng có một bộ phận các bạn xin được học bổng hoặc điều kiện gia đình tương đối khá giả thì gánh nặng tài chính cũng không phải là áp lực quá lớn. Nhưng với những bạn đi du học Hàn Quốc tự túc mà gia đình phải vay tiền một phần nào đó hay vay hoàn toàn thì áp lực tài chính gồng gánh trên đôi vai các bạn sẽ rất nặng nề.
  • Do đó, với hoàn cảnh bản thân như thế không cách nào khác là bạn phải thật cố gắng. Mỗi tháng hãy lên kế hoạch chi tiêu cụ thể, làm sao để cân bằng thu – chi hợp lý. Không những thế mà còn phải cân bằng được cả việc học và việc đi làm. Nếu vì áp lực tài chính mà các bạn lao đầu vào tìm việc, kiếm tiền thì không còn thời gian để học. Kết quả học tập sa sút dẫn đến chán nản, bỏ học thì bao công sức cảu bố mẹ cố gắng vun vén tiền của cho bạn sẽ rất lãng phí.
  • Vì vậy, cách giải quyết là bạn nên cố gắng học tập chăm chỉ, trước tiên là để có được học bổng, sau là bạn có thể kiếm được việc làm tốt hơn với mức lương cao hơn.  Có như thế, bạn mới giảm bớt gánh nặng về tài chính.
Khó khăn thứ 5: Cân bằng thời gian học tập và làm việc
Đi du học là phải đối mặt với cuộc sống tự lập, mọi thứ đều phải tự làm 1 mình. Đi học về sẽ không có ai nấu nướng cơm canh bày ra sẵn trước mặt nữa. Quần áo thay ra cũng phải tự giặt giũ tự phơi phóng… Chưa kể bạn nào đi du học cũng kiếm việc làm thêm nữa. Việc chồng chất lên việc, đôi khi chỉ muốn dành thời gian cho bản thân hơn 1 chút cũng không có.
Với những bạn có học bổng hay điều kiện gia đình khá giả thì việc đi làm thêm chỉ để trải nghiệm, kiếm thêm thu nhập để chi tiêu. Nhưng còn với những bạn lực học kém hơn, hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn thì đi làm thêm là cả trọng trách, cả gánh nặng trên vai.

Nhưng cũng đừng vì thế mà bỏ bê việc học mà lao đầu vào kiếm tiền. Hãy có 1 kế hoạch phân bổ thời gian cụ thể, hợp lý sao cho vẫn có thể vừa đi làm vừa đi học mà không bị ảnh hưởng lẫn nhau.
Rõ ràng cuộc sống khi đi du học Hàn Quốc không còn là màu hồng, trải thảm đỏ nữa. Mà đó là thực tế, là những khó khăn, thách thức mà bạn nhất định sẽ phải trải qua để trường thành. Hãy tự học cách cân bằng cuộc sống của mình, giữ gìn sức khỏe và siêng năng học tập. Đừng vì những khó khăn, áp lực trước mắt mà từ bỏ nỗ lực bao lâu nay của bạn và gia đình. Mọi sự nỗ lực đều sẽ được đền đáp xứng đáng.
Và khi nào muốn từ bỏ hãy nghĩ lại về lý do vì sao mình bắt đầu!

Tags

08.5590.1986