Nỗi sợ mang tên trượt COE - Du học Nhật Bản
COE là loại giấy tờ bắt buộc và đặc biệt quan trọng khi bạn có dự định sang Nhật lưu trú trong một thời gian dài hơn 3 thángvới mục đích: Học tập, làm việc, định cư thì đều cần xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú COE. Nếu không bạn sẽ không được cư trú tại Nhật Bản.
Xem nhanh
Cần làm gì để tỉ lệ đỗ COE cao nhất có thể
- Tất cả các ứng viên mong muốn đi du học Nhật Bản cần chuẩn bị chu đáo về tài chính, tính trung thực của hồ sơ và kế hoạch học tập rõ ràng.
Chứng minh tài chính của người bảo lãnh
Chứng minh tài chính là yêu cầu bắt buộc của Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản. Để đảm bảo rằng ứng viên sẽ có đủ tiền để trang trải học phí và những chi phí sinh hoạt khác trong suốt thời gian học tập tại Nhật Bản. Cục sẽ đánh giá khả năng tài chính thông qua Sổ tiết kiệm ngân hàng và Nguồn thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh cho học viên (thường là bố mẹ, anh chị ruột).
- Sổ tiết kiệm ngân hàng: Khoản tiền trong sổ tiết kiệm của người bảo lãnh không dưới 600 triệu đồng và thời hạn gửi tối thiểu là 01 năm.
- Quý phụ huynh và các bạn học sinh cần lưu ý: Số tiền gửi tiết kiệm này không phải dùng để nộp cho bất kỳ cơ quan nào. Mà chỉ để đảm bảo luôn có một khoản tiền cố định để giúp học sinh trang trải khi có bất kỳ phát sinh nào ngoài mong muốn tại Nhật.
- Nguồn thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh: Bất kể ngành nghề nào không vi phạm pháp luật đều được ĐSQ/LSQ công nhận. Tuy nhiên, hồ sơ thể hiện mức thu nhập hàng tháng cần phải mang tính pháp lý và mức thu nhập thực tế phải từ 30 triệu/tháng trở lên. Người bảo lãnh có thể làm rất nhiều công việc khác nhau để đảm bảo được mức thu nhập trên. Nhưng có quá nhiều hồ sơ không nắm được nguyên tắc “tính pháp lý" - từ việc chọn cơ quan xác nhận, chứng thực đến việc chuẩn bị các tài liệu liên quan đến thuế, đăng ký kinh doanh,…” nên rất dễ bị đánh trượt.
Đảm bảo tính trung thực của hồ sơ
Quy trình làm việc của Nhật Bản rất nghiêm túc và khắt khe. Bộ hồ sơ xin xét duyệt COE của ứng viên cần đảm bảo tính logic, thông tin chính xác, trung thực. Những sai sót tưởng chừng rất nhỏ như: nhầm lần giữa địa chỉ nhà ở hiện tại và trên sổ hộ khẩu cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến bạn trượt COE và Visa du học Nhật Bản. Đặc biệt, nếu hồ sơ của ứng viên có bất kỳ sự giả mạo nào, chắc chắn sẽ bị đánh trượt. Đồng thời, những ứng viên bị đánh trượt vì lỗi này, cơ hội làm lại hồ sơ coi như bằng 0.
Một số lưu ý:
- Những giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập, tài sản cần có dấu của cơ quan chức năng.
- Trong trường hợp người bảo lãnh có nhiều nguồn thu nhập, cần giải trình rõ ràng, khoa học trong Biên bản hình thành tài sản.
- Tờ khai xin COE/Visa cần điền chính xác và đầy đủ thông tin. Cục Quản lý xuất nhập cảnh và ĐSQ/LSQ thường quan tâm đến các thông tin cá nhân của ứng viên như: lịch sử xuất ngoại, họ hàng, người thân hiện đang sống tại Nhật... Ứng viên có thể bị đánh trượt nếu không khai thông tin của người thân trực hệ hiện đang sinh sống tại Nhật.
Bản kế hoạch học tập rõ ràng
- Các trường Nhật ngữ và các cơ quan xét duyệt COE/Visa đều yêu cầu ứng viên đạt được khả năng tiếng Nhật nhất định trước khi đi du học.
- Bên cạnh khả năng tiếng Nhật, một kế hoạch học tập được định hướng rõ ràng cũng có có vai trò rất quan trọng trong việc thuyết phục Cục Xuất nhập cảnh, ĐSQ/LSQ cấp COE/Visa du học.
- Cục quản lý xuất nhập cảnh và ĐSQ/LSQ sẽ xét duyệt hồ sơ của ứng viên một cách tổng thể. Vì vậy, để có COE/Visa du học Nhật Bản ngay lần nộp đầu tiên, ứng viên cần chuẩn bị chu đáo tất cả các hồ sơ theo yêu cầu. Nếu các nguyên tắc bên trên được đảm bảo, kết quả đậu COE/Visa du học Nhật Bản sẽ là cao nhất.
Tin liên quan
Danh sách chuyên mục