Thực Hư Việc Hàn Quốc Siết Chặt Quy Định Cấp Visa Với Sinh Viên Việt Nam???
Ngày 3/3, Bộ Tư pháp Hàn Quốc cho biết Chính phủ nước này sẽ thắt chặt các quy định cấp thị thực cho sinh viên nước ngoài theo học tiếng Hàn tại các trường đại học trên cả nước, bắt đầu từ ngày 4/3.
Xem nhanh
Theo Bộ Tư pháp Hàn Quốc, du học sinh Việt Nam đến nước này học tập theo các chương trình trao đổi ngôn ngữ ở bậc đại học sẽ phải đối mặt với các yêu cầu khắt khe hơn về tài chính.
Nội dung chi tiết của quyết định từ Bộ Tư pháp được Trần Quang dịch sang tiếng Việt như sau:
① Thí điểm “đặt cọc chi phí du học” với du học sinh Việt Nam học tiếng
Nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ cư trú BHP của du học sinh Việt học tiếng gia tăng là do các trung tâm môi giới du học tại Việt Nam cho học sinh vay tiền du học trong quá trình xin cấp visa. Sau khi gửi tiết kiệm với danh nghĩa của học sinh, học sinh chỉ cần nộp bản xác nhận số dư sổ tiết kiệm thì ngay lập tức bên môi giới có thể rút tiền ra và tiếp tục cho học sinh khác vay số tiền đó.
* Số lượng cư trú BHP qua các năm:
Từ đó, Bộ Tư pháp đã đưa vào thí điểm “đặt cọc chi phí du học” với du học sinh Việt học tiếng, áp dụng trước tiên với du học sinh học tiếng (D-4) nhập học các trường đại học không nằm trong danh sách trường công nhận.
-
Trước đây du học sinh Việt học tiếng chỉ cần gửi tiết kiệm vào tài khoản với danh nghĩa bản thân hoặc bố mẹ, số tiền tương đương 9000$ và nộp bản xác nhận số dư ngân hàng đó để xin cấp visa.
-
Từ giờ, học sinh sẽ phải đặt cọc tại ngân hàng trong thành phố có trụ sở tại Việt Nam và Hàn Quốc tương đương 10.000$ (bao gồm học phí, sinh hoạt phí trong khoảng 1 năm,…) và nộp bản xác nhận số dư. Tuy nhiên, tài khoản này sẽ bị hạn chế thời gian và số lần rút, sau 6 tháng học sinh mới được rút một nửa số tiền đặt cọc ban đầu..
Lưu ý: Nộp cọc 10.000$ chỉ áp dụng với các trường bị hạn chế, không áp dụng với các trường ưu tiên top 1% và trường công nhận. Tham khảo link bài các trường ưu tiên top 1% và trường công nhận:
② Tăng cường tiêu chuẩn chất lượng đào tạo tại các trung tâm ngôn ngữ trực thuộc trường đại học
Bắt nguồn từ việc đào tạo tiếng hàn ngày càng yếu kém như hiện nay tại nhiều trường đại học có các Trung tâm ngôn ngữ. Từ đây, Bộ đặt ra điều kiện giáo viên tiếng Hàn phải có chứng chỉ giáo viên bậc 3 do Viện ngôn ngữ quốc gia cấp và giới hạn chỉ khoảng 30 du học sinh/1 giáo viên và giới hạn số lượng du học sinh nhập học/tổng chỉ tiêu tuyển sinh theo công thức sau:
-
Trường đại học công nhận: 100%
-
Đại học thường* 50%
-
Đại học bậc dưới** 30%
* Đại học thường là những trường không đăng ký vào chế độ công nhận là lực lượng quốc tế hóa giáo dục
** Đại học bậc dưới là trường đại học bị xếp vào nhóm trường hạn chế tuyển sinh hoặc tăng cường thẩm tra theo kết quả đánh giá lực lượng quốc tế hóa giáo dục
③ Tăng tiêu chuẩn năng lực ngôn ngữ khi học chuyên ngành tại các trường ĐH bậc dưới
Xuất phát từ việc các trường đại học bậc dưới tự mình phán đoán năng lực của học sinh theo tiêu chuẩn của nhà trường rồi cấp thư mời bừa bãi, gây nên hậu quả chất lượng học tập giảm sút còn số lượng người cư trú BHP ngày càng gia tăng.
Trường hợp công dân của 21 quốc gia nằm trong nhóm các quốc gia có tỉ lệ cư trú BHP cao và 5 quốc gia quản lý trọng điểm muốn nhập học chương trình cử nhân các trường đại học bậc dưới thì nhất định phải đáp ứng điều kiện năng lực tiếng: TOPIK cấp 3 hoặc TOEFL 530
Lưu ý: Không công nhận đánh giá năng lực tiếng của trường đại học đó cấp.
④ Mở rộng đối tượng cấp visa điện tử
Hiện Hàn Quốc đang cấp visa điện tử online cho đối tượng du học sinh chương trình thạc sĩ/tiến sĩ của các trường đại học công nhận.
Từ góc độ thu hút nhân tài và trao cơ hội cho những trường đại học quản lý tốt du học sinh, Hàn Quốc cần thiết tăng cường chính sách học bổng chính phủ và du học sinh chương trình cử nhân của các trường đại học có tỉ lệ cư trú BHP dưới 1% do Bộ Tư pháp lựa chọn.
Tuy nhiên, trường hợp học sinh nhận học bổng chính phủ, có thể được cấp visa điện tử mà không cần phải đi trường công nhận.
* Sau khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp công bố kết quả thẩm tra lực lượng quốc tế hóa giáo dục của Bộ Giáo dục, xem xét và lựa chọn tổng hợp năng lực quản lý của các trường và việc cư trú BHP, Bộ lựa chọn 50 trường (trong đó 35 trường hệ đại học 4 năm, 8 trường hệ cao đẳng, 7 trường hệ sau đại học) theo kết quả đánh giá năm 2018.
⑤ Mở rộng các ngành nghề được phép đi làm thêm
Từ tháng 9, việc làm thêm theo giờ ở các ngành chế tạo, sản xuất của du học sinh vốn bị hạn chế về mặt thời gian để ngăn chặn việc xâm hại nhân quyền do môi trường lao động khắc nghiệt. Tuy nhiên lại dẫn đến tình trạng các trường đại học ở các tỉnh lẻ, học sinh không xin được việc làm thêm ngoài việc học trên lớp sẽ dẫn đến việc đi làm BHP.
Vì vậy, Bộ cho phép học sinh đi làm thêm theo giờ trong ngành chế tạo, sản xuất nhưng giới hạn với các học sinh đã có TOPIK cấp 4 trở lên trong kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Hàn do Viện đào tạo Quốc tế Quốc gia tổ chức. Nếu học sinh có thể giao tiếp trôi chảy trong quá trình làm việc sẽ ngăn chặn việc ăn chặn tiền lương và xâm hại nhân quyền. Đồng thời cũng sẽ tạo cơ hội để học sinh nâng cao khả năng tiếng hàn thông qua quá trình làm việc hơn.
Vì tình trạng tỉ lệ người cư trú BHP tại Hàn Quốc ngày càng gia tăng chóng mặt nên Bộ Tư pháp Hàn Quốc mới phải thực thi nhiều chính sách để giảm tải tỉ lệ người lao động BHP này xuống. Phần nào đó mà từ quy định này cũng ảnh hưởng tới việc đi du học của các bạn học sinh sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, khó khăn nào cũng có cách giải quyết, chỉ cần bạn học tốt, chứng minh được điều kiện tài chính của gia đình thì việc xin visa là hoàn toàn có thể các bạn nhé.
Đừng vội thấy khó khăn mà nản lòng! Hàn Quốc là một đất nước rất trọng người tài mà. Chúc các bạn sớm thành công trên con đường chinh phục giấc mơ du học Hàn Quốc!
Tin liên quan
Danh sách chuyên mục