Tìm hiểu du học Hàn Quốc - Chương trình đại học

Trong quá trình tìm hiểu du học Hàn Quốc, chắc hẳn nhiều bạn thắc mắc về các chương trình du học, đặc biệt là chương trình đại học. Bài viết sau đây nhằm cung cấp cho các bạn cái nhìn khái quát nhất về chương trình đại học Hàn Quốc.

Xem nhanh
Trước khi quyết định đi sang học tập ở bất kỳ quốc gia nào, chắc hẳn bạn đã dành thời gian tìm hiểu kĩ lưỡng về nhà trường, chương trình học và các điều kiện môi trường học tập. Nếu như trước đây, nhiều bạn chọn đến du học tại các quốc gia phát triển ở châu Âu, châu Mỹ, châu Úc thì giờ đây, nhiều bạn quan tâm hơn đến thị trường du học tại các nước châu Á. Hàn Quốc là điểm đến được khá nhiều bạn lựa chọn.

1. Kỳ nhập học
  • Tìm hiểu du học Hàn Quốc bạn cần nắm được là chương trình đại học tại Hàn Quốc thường có 2 học kỳ/năm vào tháng 3 và tháng 9. Giống như chương trình đào tạo tại Việt Nam, chương trình đào tạo hệ cao đẳng tại Hàn kéo dài trong khoảng 2-3 năm và hệ đại học là khoảng 4-5 năm.
2. Chuyên ngành
Đa phần các trường đại học tại Hàn là đại học tổng hợp với nhiều phân khoa chuyên ngành đào tạo. Các phân ngành chính bao gồm khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, kinh doanh, kỹ thuật, năng khiếu & thể thao, y và quân sự.
+ KHXH & Nhân văn: Thường gồm các chuyên ngành liên quan đến ngôn ngữ, giáo dục, hành chính như Ngôn ngữ và văn học Hàn Quốc, Ngôn ngữ và văn học Nhật Bản, Khoa giáo dục mầm non,…
+ Khoa học tự nhiên: Khoa Vật lý, Khoa hóa, Khoa toán, Khoa công nghệ sinh học,…
+ Kinh doanh: Quản trị kinh doanh, Quản trị du lịch,…
+ Kỹ thuật: Khoa kiến trúc, Khoa điện, Khoa công nghệ thông tin, Khoa cơ khí,…
+ Năng khiếu & thể thao: Khoa âm nhạc, Khoa hội họa, Khoa thể dục thể thao.
+ Ngành quân sự: Do liên quan đến yếu tố chính trị, an ninh quốc gia cho nên khối ngành này không tuyển người nước ngoài.
+ Ngành y: Kể cả ở Việt Nam thì đây cũng là một chuyên ngành vô cùng khó nhằn, không phải dễ trúng tuyển. Thường yêu cầu tuyển sinh đầu vào của ngành y đòi hỏi rất cao nên tỉ lệ sinh viên nước ngoài học ngành này đa phần là theo diện học trao đổi, học chuyển tiếp từ các trường đại học y tại nước ngoài sang.
 
3. Hoạt động ngoại khóa
 
Ngoài thời gian học, sinh viên có cơ hội trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc qua các hoạt động như tham quan di tích lịch sử, trải nghiệm văn hóa truyền thống hàn quốc, chương trình K-pop,... Môi trường đại học rất cởi mở, năng động với nhiều hoạt động giao lưu, tình nguyện của các câu lạc bộ, các hội nhóm, đoàn thể. Nếu bạn có sở thích hay mối quan tâm với lĩnh vực gì thì hãy mạnh dạn tham gia những câu lạc bộ đó. Việc này sẽ giúp bạn có cơ hội kết bạn, có thêm những trải nghiệm thú vị của cuộc sống sinh viên, đồng thời phát triển kỹ năng mềm cho bản thân.
 
4. Chính sách hỗ trợ và học bổng
 
Các trường đều có chính sách ưu đãi, học bổng đặc biệt cho du học sinh từ lúc nhập học cho đến trong quá trình học như: học bổng GKS, học bổng TOPIK, học bổng cho sinh viên có thành tích tốt, học bổng trợ giảng,… Có những trường có những chương trình học bổng liên kết, trao đổi với các trường đại học ở nước ngoài, tạo cơ hội giao lưu, trải nghiệm mô hình đào tạo mới cho sinh viên.
 
5. Tìm hiểu du học Hàn Quốc cần lưu ý về chi phí
 
- Học phí: khoảng 1.700.000 - 4.000.000won/kỳ. Mức học phí từng chuyên ngành của từng trường khác nhau, thường các phân khoa thuộc khối ngành nhân văn và khoa học tự nhiên có mức học phí thấp hơn. Đương nhiên mức học phí của các trường công lập sẽ rẻ hơn của trường dân lập.
- Phí nộp hồ sơ (phí apply): tùy từng trường, thường khoảng 50.000won. Có trường miễn phí khoản phí này nhưng có thể thu bổ sung phí nhập học khoảng 60.000 - 400.000won cho lần nhập học đầu tiên.
- Phí ký túc: Chi phí sẽ thay đổi tùy theo phòng ở nhà trường sắp xếp hoặc bạn tự thuê ngoài. Nếu tự thuê, có thể bạn sẽ phải cọc thêm khoảng 1.000.000won. Trong chi phí ký túc có thể bao gồm cả tiền ăn 1 – 3 bữa/ ngày trong thời gian của học kỳ.
- Phí bảo hiểm: khoảng 100.000 - 250.000won/1 năm
- Phí giáo trình, tài liệu, phí nghiên cứu thực hành
- Các chi phí khác: Phí đón ở sân bay, phí làm thẻ người nước ngoài, phí tham gia hoạt động ngoại khóa,…
 
6. Một số quy định liên quan đến du học đại học
- Quy định làm thêm:
Sinh viên đại học phải có điểm chuyên cần 90% trở lên, thành tích tối thiểu của kỳ học trước đó tính đến ngày đăng ký đạt trung bình điểm C (2.0) trở lên. Đồng thời, sinh viên năm 1, năm 2 cao đẳng và đại học phải có TOPIK 3 trở lên, sinh viên từ năm 3 đại học và cao học thì phải có TOPIK 4 trở lên. Với những sinh viên sở hữu chứng chỉ tiếng anh cũng vẫn tuân thủ quy định thời gian cấp phép làm thêm của du học sinh có năng lực tiếng hàn.
+ Sinh viên đại học được phép làm thêm trong 20 tiếng/tuần (Các trường đại học công nhận, sinh viên được phép làm thêm 25 tiếng/tuần).
+ Sinh viên cao học được phép làm thêm 30 tiếng/tuần. Ưu tiên với sinh viên hệ cao học các trường công nhận được phép làm thêm 35 tiếng/tuần. Và sinh viên không bị giới hạn thời gian làm thêm vào các ngày nghỉ (bao gồm thứ 7) trong học kỳ và trong kỳ nghỉ.
 
- Quy định gia hạn visa:
 
+ Điểm chuyên cần: Nếu sinh viên có điểm chuyên cần trong một học kỳ dưới 70% sẽ không được gia hạn visa du học Hàn Quốc cho học kỳ tiếp theo. Nếu sinh viên có bảng điểm chuyên cần dưới 80% thì kỳ học đầu tiên sẽ được gia hạn visa nhưng phải viết bản tường trình để giải thích lý do tại sao không thể tham gia chương trình học đủ 80% trở lên và phải cam kết ở kỳ học sau sẽ chuyên cần hơn. Nếu ở kỳ học tiếp theo, sinh viên vẫn không đạt đủ số điểm chuyên cần theo quy định sẽ bị từ chối việc gia hạn visa du học.
 
+ Chứng minh tài chính: Theo Luật mới về du học Hàn Quốc quy định số tiền để chứng minh tài chính khi gia hạn visa du học chỉ được công nhận khi gửi từ Việt Nam sang Hàn Quốc, không chấp nhận tiền đi làm thêm. Nếu số dư quá lớn, số tiền đó sẽ không được chấp nhận. Du học sinh chỉ được đăng ký 1 số tài khoản tại Cục xuất nhập cảnh Hàn Quốc để làm thủ tục xin chuyển đổi hoặc gia hạn visa. Tài khoản phải luôn duy trì số dư trên 1.000.000 won/tháng. Số tiền có được khi làm thêm ở Hàn phải hợp pháp và khớp với thời gian làm việc theo quy định của du học sinh.
 
+ Quy định chuyển đổi visa: Du học sinh visa D-2 khi tốt nghiệp phải có TOPIK 4 trở lên mới được cấp bằng tốt nghiệp và được phép chuyển đổi sang visa D-10 (visa chờ xin việc) để có thể ở lại Hàn Quốc làm việc trong 2 năm. Nếu du học sinh được một doanh nghiệp Hàn ký hợp đồng làm việc tối thiểu 2 năm thì sẽ được ưu tiên chuyển đổi sang visa E-7. Nếu tốt nghiệp thạc sĩ trở lên, có công ty chấp thuận và đủ điều kiện chuyển sang F-2 thì chuyển thẳng sang F-2 không cần qua E-7.
 
+ Quy định chuyển trường: Du học sinh có chứng chỉ TOPIK 2 cao đẳng, TOPIK 3 đại học, TOPIK 4 thạc sĩ ở Hàn Quốc thì sẽ được phép chuyển trường. Tuy nhiên, khi bạn đã bắt đầu vào học chuyên ngành thì bạn cần cân nhắc kỹ trước khi chuyển trường vì chương trình đào tạo các trường thường có những điểm khác biệt. Du học sinh đăng ký các trường ở đảo Jeju không được phép di chuyển vào nội địa Hàn Quốc.
 
- Quy định bảo lãnh người thân
 
Với visa D-2, du học sinh có thể bảo lãnh cha mẹ, anh, chị, em sang du lịch dưới 90 ngày hoặc F-1-15 cư trú lâu dài tại Hàn Quốc.
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích với các bạn quan tâm và muốn tìm hiểu du học Hàn Quốc, đặc biệt về chương trình đại học. Điều kiện cụ thể để du học đại học Hàn Quốc như thế nào sẽ có trong phần 2 của bài viết, các bạn nhớ đón đọc nhé!
 
Đăng ký nhận tư vấn
Bạn vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay
Gửi đến Trần Quang

Tags

08.5590.1986