Kinh nghiệm đi thực tập kỹ thuật và làm việc tại Nhật Bản

Đối với thực tập sinh được phép lưu trú tại Nhật Bản được cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản ghi trong Giấy tư cách lưu trú của thực tập sinh, và thời gian lưu trú là 6 tháng đến 1 năm, thời gian kéo dài lưu trú và thực tập kỹ thuật phải xin ra hạn thời gian lưu trú, nếu bạn không xin ra hạn lưu trú bạn sẽ thuộc diện lưu trú bất hợp pháp và bị cưỡng chế trục xuất khỏi Nhật Bản.
Xem nhanh
Khi muốn xin ra hạn lưu trú đối với thực tập sinh phải đăng ký và được sự đồng ý của Cục quản lý nhập cảnh địa phương.
I. Chế độ tiền lương và bảo hiểm danh cho thực tập sinh
1. Tiền lương như sau:
  • Thực tập sinh thực tập diện kỹ thuật tại công ty ở Nhật Bản, được hưởng tiền lương theo hợp đồng, và không thấp hơn mức lương tối thiểu được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản quy định và sẽ được trả hàng tháng vào tài khoản của thực tập sinh.
Thực tập sinh khi có yêu cầu làm thêm giờ từ công ty sẽ được hưởng mức lương làm thêm giờ, mỗi giờ làm thêm tại Nhật Bản được tính cho thực tập sinh như sau:
  • Tiền lương làm thêm trong trường hợp làm thêm ngoài giờ quy định và trong thời giờ luật định được tính bằng 1,0 lần so với tiền lương giờ theo hợp đồng.
  • Tiền lương làm ngoài giờ luật định được tính bằng 1,25 lần theo hợp đồng lao động.
  • Tiền lương làm theeo vào ban đêm (từ 22 giờ đêm hôm trước đến 5 giờ sáng ngày hôm sau) được tính: bằng 1,25 lần so với tiền lương giờ theo hợp đồng.
Đối với thực sinh khi làm việc tại Nhật Bản sẽ phải đóng thuế và các loại bảo hiểm, và sẽ phải khấu trừ lương để đóng thuế. Ngoài ra về phái doanh nghiệp tại Nhật Bản có yêu cầu thực tập sinh tự chi trả các loại tiền như: nhà ở, tiền điện, gas...thì sẽ khấu trừ vào tiền lương của thực tạp sinh.

2. Chế độ bảo hiểm dành cho thực tập ngành kỹ thuật như sau:
  • Khi thực sinh ngành kỹ thuật tại Nhật Bản các bạn phải tham gia bảo hiểm và nộp thuế, và mức phí đóng bảo hiểm và thuế phụ thuộc vào từng vùng miền, căn cứ theo mức và mức sống cảu từng địa phương nơi mình đang là việc, và quy định của Hiệp hội bảo hiểm, Liên hiệp bảo hiểm.
  • Bảo hiểm tai nạn lao động: Đây là loại bảo hiểm khi người lao động tai nạn lao động, trường hợp thực tập sinh bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông..sẽ được bảo hiểm chi trả như chi phí điều trị, phí đền bù nghỉ việc và 1 phần tiền lương của những ngày không thể làm việc.
  • Đặc biệt khi tham gia bảo hiểm thực tập sinh sẽ được hưởng trợ cấp trong các trường hợp như: Bị thương tích, bệnh tậthưởng trợ cấp nghỉ an dưỡng, trợ cấp nghỉ việc khi không thể tiếp tục làm việc, trợ cấp lương hưu, bồi thường thương tật, trợ cấp cho người chăm sóc, Bị tàn tật: hưởng trợ cấp tàn tật, Bị tử vong: hưởng trợ cấp tử vong, chi phí tang lễ.
Bảo hiểm công cộng bao gồm: bảo hiểm tuyển dụng và bảo hiểm sức khỏe.
Bảo hiểm tuyển dụng: 
  • Đây là loại bảo hiểm chi trả trong trường hợp thất nghiệp số tiền mà người lao động sẽ được hưởng khác nhau, tùy vào mức lương được nhận khi thất nghiệp và số năm làm việc, tuổi của người lao động, nếu bạn làm việc dưới 5 năm sẽ được hưởng được hưởng mức trợ cấp với mức tổng tiền lương của 90 ngày, mức tiền đóng khác nhau sẽ phụ thuộc ngành nghề công việc của bạn làm.
Bảo hiểm sức khỏe:
  • Hiện thực tập sinh phải tham gia 2 loại bảo hiểm, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thực tập sinh. Bảo hiểm thực tập sinh do doanh nghiệp sử dụng lao động tại Nhật bản đóng, bảo hiểm này dùng để chi trả chi phí điều trị khi thực tập sinh bị ốm đau, bệnh tật, thương tật,...không phải do tại nạn lao động hay tai nạn giao thông gây ra (những trường hợp thương tật, bệnh tật do tai nạn giao thông, tai nạn lao động gây ra sẽ được áp dụng theo bảo hiểm tai nạn lao động). Bảo hiểm y tế sẽ chi trả 70%, bảo hiểm thực tập sinh chi trả 30% chi phí điều trị.
Lưu ý: Mức đóng phí bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm sức khỏe và Liên hiệp bảo hiểm sức khỏe quy định và sẽ thay đổi theo từng năm. Trường hợp nếu thực tập sinh không tham gia bảo các loại bảo hiểm nêu trên thì phải tham gia bảo hiểm sức khỏe toàn quốc.

3. Thuế và lương hưu phúc lợi
  • Đối với thực tập sinh nghành kỹ thuật tại Nhật Bản phải đóng thuế thu nhập và thuế cư trú
  • Thuế thu nhập cá nhân: Được triết khấu trừ từ lương .
  • Thuế cư trú:: Tính vào tổng thu nhập tiền lương của thực tập sinh, và phải thành tiền thuế khi kết thúc hợp đồng lao động về nước.
 Lương hưu phúc lợi: Đây à một phần tiền để đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động, tất các công dân khi làm việc tại Nhật Bản đều tham gia chế độ lương hưu phúc lới, đối với công dân không tham gia chế độ này thì sẽ tham gia chế độ lương hưu quốc dân.

4. Thôi việc, chấm dứt hợp đồng
  • Nếu công ty (người sử dụng lao động) cho thực tập sinh chấm dứt pợp đồng lao động thì phải thông báo trước 30 ngày, và phải chi trả lương mức trung bình là 30 ngày. nếu du học bị  thương trong khi làm việc hoặc bị bệnh nghề nghiệp thì trong thời gian thực tập sinh thì trong thời gian thực sinhd dang điều trị công ty không được co thôi việc.
  • Nếu thực tập sinh về nước trước khi kết thúc hợp đồng lao động kỹ thuật, với lý do công ty tiếp nhận thực tập sinh không có việc làm, phá sản và tổ chức IM Japan không thể tìm được công ty tiếp nhận khác thì cứ mỗi tháng còn lại của hợp đồng thực tập kỹ thuật, thực tập sinh sẽ được nhận khoản tiền hỗ trợ là: 48.000 yên/tháng x số tháng còn lại của năm đầu tiên; trong năm thứ 2 (từ tháng 13 đến tháng 24): 54.000 yên/tháng x số tháng còn lại; trong năm thứ 3 (từ tháng 25 đến tháng 36): 60.000 yên/ tháng x số tháng còn lại.
Hiện thực tập sinh làm việc theo hợp đồng đã kí với công ty, khi kết thúc hợp đồng, thực tập sinh phải về nước theo quy định. trong suốt thời gian thực tập sinh tạ Nật Bản, nếu vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của công ty, thì công ty người sử dụng lao động tại Nhật Bản đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và yêu cầu thực tập sinh về nước.

Vậy nếu bạn còn băn khoặc về điều kiện và các chế độ phúc lợi dành cho thực tập sinh ngành kỹ thuật hay đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, hãy liên lạc ngay với du học Trần Quang để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
 

Tags

08.5590.1986